Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Mách bạn cách đơn giản phòng tránh nguy cơ ngất xỉu do nắng nóng

Hình ảnh
Uống đủ nước Mất nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ngất. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tránh nắng Bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp và không ra ngoài khi trời nắng to. Sử dụng điều hòa hoặc quạt để ngăn ngừa đổ nhiều mồ hôi. Không tập thể dục ngoài trời nắng Bạn nên thay đổi lại lịch tập thể dục. Tránh tập luyện vào những thời điểm nắng gắt. Nên tập vào buổi sáng sớm hoặc tối và đảm bảo bù nước cho cơ thể sau khi tập luyện. Ăn mặc phù hợp Bạn nên lựa chọn các loại quần áo sáng màu, chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi. Tránh mặc những loại quần áo quá chật. Tăng cường thực phẩm giúp ổn định huyết áp Huyết áp thấp có thể dẫn tới ngất xỉu, vì vậy việc duy trì huyết áp ổn định là rất quan trọng. Bạn hãy bổ sung những thực phẩm giúp ổn định huyết áp vào chế độ ăn. Một ly sữa ít béo chứa khoảng 100mg natri giúp duy trì huyết áp. Ngoài ra, bạn có thể tăng cường các loại hải sản như tôm, cá biển. Tới gặp bác sĩ Ngất thường không quá nguy hi

Chăm sóc bệnh nhân bị tiêu chảy

Hình ảnh
Mỗi khi mùa mưa lũ đến người dân quê tôi lại phải chống chọi với dịch bệnh, nhất là dịch tiêu chảy. Tôi đọc sách thấy nói, khi bị tiêu chảy việc cần thiết là phải bù nước, ăn ít đi, xin hỏi có đúng không? Xin quý báo tư vấn. Hoàng An (Lào Cai) Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên điều cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước. Nước để bù tốt nhất là dung dịch oserol được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt. Khi tiêu chảy, nhiều người lại chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường. Điều này là sai lầm vì như thế sẽ khiến cơ thể nhanh chóng suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác. Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất và năng lượng. Đạm, kẽm, vitamin... từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng

6 dưỡng chất cần thiết cho 3 giai đoạn cuộc đời người phụ nữ

Hình ảnh
Trong mỗi giai đoạn quan trọng của cuộc đời người phụ nữ như dậy thì, mang thai hay mãn kinh, nếu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý đều làm cho sức khỏe người phụ nữ bị suy giảm. Ở mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ rất khác nhau nhau, nhiều người không biết rằng thời kỳ mãn kinh chính là thời điểm cơ thể phụ nữ đòi hỏi dinh dưỡng cao nhẩt. Dưới đây là 6 chất dinh dưỡng mà mọi phụ nữ đều cần phải có trong bữa ăn của mình, nhất là trong 3 giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời. Sắt Bạn có biết rằng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, một lượng sắt lớn bị mất đi. Nên bổ sung sắt vào khẩu phần ăn của mỗi người vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt để ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, hay trong khi mang thai, sắt cực kỳ quan trọng, nhiều khi bác sĩ còn chỉ định bổ sung sắt dạng thuốc cho những đối tượng này. Bởi vì sắt là thành phần chính, hỗ trợ hình thành hemoglobin trong máu, giúp tă

4 dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị lồng ruột, cha mẹ cần lưu ý

Hình ảnh
Thạc sĩ, Điều dưỡng Chu Thị Hoa - Khoa Ngoại tổng hợp, BV Nhi Trung ương cho biết, lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Nếu trẻ được đưa đến viện sớm, bác sĩ chỉ cần tháo lồng bằng hơi. Nếu trẻ đến muộn hoặc thủ thuật tháo lồng bằng hơi thất bại, tùy tình hình mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Hiện nay, nguyên nhân gây ra chứng lồng ruột ở trẻ em vẫn chưa xác định rõ, tuy nhiên 1 số giải thích được đưa ra do sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng so với van hồi manh tràng, viêm hạch mạc treo ruột hoặc sau viêm đường hô hấp cũng có thể liên quan đến lồng ruột. Các biểu hiện cần lưu ý Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng cơn, biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú. Nôn: Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng. Đại tiện ra máu: Trẻ có thể đại tiện ra máu đ

Đề phòng sốc nhiệt do nắng nóng

Hình ảnh
Sốc nhiệt là hậu quả của quá trình tăng thân nhiệt sau một thời gian cơ thể phải hứng chịu nắng nóng kéo dài, cơ thể không kịp thích nghi gây mất nước, làm tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Khi bị sốc nhiệt, cơ thể giảm khả năng thanh thải nhiệt, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nặng có thể dẫn đến tử vong. Các biện pháp dưới đây có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng. Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao   Nếu có thể, tránh đi đến những nơi có nhiệt độ quá cao. Vào những ngày nắng nóng, trên 40 độ không nên ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Nên xem dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè. Nếu bạn phải đi ra ngoài trong những thời điểm nắng nóng, đừng quên mang theo một chiếc mũ hoặc là một chiếc ô. Nếu phải đi lại hay làm việc ngoài trời nắng không nên làm việc quá 2 giờ liên tục dưới nhiệt độ cao, cần nghỉ ngơi bù nước giữa giờ làm.  Không cho

Theo dõi trẻ bị tay - chân

Đinh Thị Tuyết Mai ( tuyetmai@gmail.com) Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm nhưng cao điểm vào các tháng nóng và mưa nhiều. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Giai đoạn ủ bệnh tay - chân - miệng từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh: Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt; Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngà

Paget xương là bệnh gì?

Hình ảnh
( Vương Trọng Luật - An Giang) Paget xương còn được gọi là viêm xương biến dạng, một trong những căn bệnh về xương khớp, thường gặp ở nam giới từ tuổi trung niên trở lên. Đây là một dạng rối loạn giữa việc duy trì và phục hồi xương, dẫn đến hình thành nên một tổ chức xương mới có cấu trúc bất thường. Như chúng ta đã biết, ở điều kiện sinh lý bình thường, ở những người khỏe mạnh, xương liên tục bị phân hủy và tái tạo xương mới để duy trì cấu trúc xương. Nhưng trong vài trường hợp, quá trình phân hủy xương cũ và thay thế xương mới bị rối loạn, tốc độ xương mới hình thành để thay thế lại chậm hơn so với tốc độ hủy xương. Điều này khiến cho cấu trúc khung xương trở nên bất thường, mỏng manh và dễ gãy xương hơn; tình trạng này gọi là Paget xương. Nguyên nhân gây bệnh Paget xương cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho rằng việc các tế bào xương bị nhiễm virút trong một thời gian trước khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng có

Chăm sóc và tập luyện cho trẻ sau bó bột

Hình ảnh
Phan Thị Mai (Long An) Thông thường, khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để cho dịch khớp lưu thông, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột. Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ. Tập đi bằng cách dùng nạng gỗ hỗ trợ, khi xương chưa liền. Xoa bóp thường xuyên khớp gần ổ gãy xương. Chỉ xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay mà không dùng bất cứ loại dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp, vì có thể gây xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau để luyện tập. Để chóng lành bệnh, chị cần kiên trì tập luyện cho cháu và có chế độ dinh dưỡng giàu giàu đạm, vitamin và nguyên tố vi lượng. Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bác sĩ Thu Hương Thuố

Cách phòng bệnh sởi Đức

Hình ảnh
Cháu đi khám bác sĩ nói bị bệnh sởi Đức. Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về bệnh và cách phòng ngừa? (khi nhỏ cháu đã được tiêm vắc-xin sởi) Đỗ Kim Thanh (kimthanh @gmail.com) Bệnh sởi Đức (còn gọi bệnh Rubella) - là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là sốt, phát ban và nổi hạch sau tai. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc gần với người bị bệnh. Sau khi virut vào cơ thể độ 2-3 tuần, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch. Sốt, đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện từ 1-4 ngày, sau đó phát ban và giảm sốt; hạch nổi chủ yếu ở các vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ. Sờ thấy hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban và tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết; Phát ban là dấu hiệu dễ phát hiện nhất. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân và thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính chừng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hoặc đứng riêng rẽ. Trong vòng

Phương pháp nắn, bó bột, tập vận động trong điều trị gãy xương

Hình ảnh
Nạn nhân cần hiểu rõ phương pháp này để cùng hợp tác, tham gia thực hiện nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt. Việc điều trị gãy xương sau tai nạn giao thông hay tai nạn lao động nhằm mục đích phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy cho được hoàn hảo, nhờ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương bị gãy. Phương pháp nắn xương, bó bột bất động hai khớp lân cận và tập vận động thường được thực hiện khá phổ biến trong điều trị tại các cơ sở y tế để đạt được mục đích này. Kỹ thuật nắn xương Phần lớn các trường hợp gãy xương trên thực tế nạn nhân thường được xử trí can thiệp nắn xương cấp cứu vì ngay lúc này ổ gãy chưa bị sưng và phù nề, da chưa có nốt phỏng, cơ chưa co, sờ thấy được các mốc xương nên dễ biết kết quả nắn xương. Khi bị gãy xương chi trên, phần nhiều các trường hợp đều được nắn xương bằng tay. Nếu bị gãy các xương lớn, phải nắn xương bằng những loại dụng cụ, khung và bàn chỉnh hình phù hợp. Nơi cơ sở y tế nào thiếu điều kiện thực hiện nắn xương cấp cấp cứu thì có thể bất

Cách phát hiện sớm đột quỵ

Hình ảnh
Vì lý do này, việc nhận ra sớm các triệu chứng của đột quỵ và đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức là rất quan trọng. Nhận biết dấu hiệu của đột quỵ Các triệu chứng đột quỵ thường bắt đầu đột ngột, bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng sau đây: Khó đi lại: Do mất cân bằng, yếu ớt hoặc chóng mặt. Khó giao tiếp: Người bệnh có thể không hiểu những gì người khác đang nói hoặc ngược lại - mất khả năng phát âm. Tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể hoặc một bên mặt: Điều này có thể đánh giá bằng cách so sánh vận động giữa cánh tay trái và cánh tay phải khi nâng lên cao. Tê liệt một bên mặt có thể làm cho một bên mặt xệ xuống so với bên còn lại. Mất phối hợp ở một bên của cơ thể: Yếu tay chân làm người bị đột quỵ không thể thực hiện một hành động thông thường hàng ngày vẫn làm được, chẳng hạn như cầm giữ thìa hoặc treo đồ lên móc. Trong một số ít trường hợp, một bên cơ thể có thể có các chuyển động bất thường và tự phát. Rối loạn thị lực: Có thể bao gồm giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

Sơ cứu đúng cách người bị đuối nước

Hình ảnh
  Nếu trẻ bị đuối nước, lập tức đưa trẻ lên khỏi mặt nước, kê cao đầu. Đuối nước và thời điểm vàng sơ cứu Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đây là một tai nạn hay gặp, xảy ra trong khi bơi, đi thuyền và trong các hoạt động dưới nước. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra tại nhà như trong bồn nước, chum vại, rãnh nước,... Khi bị ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu ôxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Nếu ngừng thở tiếp tục kéo dài trong khoảng từ 20 giây đến 2 - 5 phút (tùy thuộc từng nạn nhân) thì đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào gây co thắt thanh quản tức thì, xuất hiện cơn ngừng thở lần 2, sau đó là các nhịp thở bắt buộc khiến cho nước, dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong. Để cứu sống nạn nhân ngạt nước phải ngăn chặn kịp thời các tiến trìn